Bom lượn trong các vũ khí Bom lượn

Ngày nay, bom lượn có thể được chế tạo riêng như AGM-62 Walleye. Có khi người ta chế một thiết bị để lắp vào bom thông thường điều khiển nó tăng độ chính xác, ví dụ Joint Direct Attack Munition (JDAM). Có khi một loại vũ khí có phiên bản không động cơ và phiên bản có động cơ để bắn từ máy bay bay chậm như AGM-130AGM-158 JASSM, điều này làm ranh giới giữa bom lượn và tên lửa không rõ ràng. Điều này không quan trọng lắm, vì trong hầu hết các ngôn ngữ, người ta ít dùng từ tên lửa trong vũ khí để chỉ đạn có điều khiển. Paveway là nhóm các bom lớn của Raytheon Company điều khiển lazer, thuộc loại bom lượn. Rất nhiều bom lượn có thêm động cơ nhỏ hỗ trợ lượn, có thể là động cơ tên lửa hoặc động cơ phản lực không khí.GBU-12.

AGM-tiếng Anh.= Air to Ground Missile = đạn có điều khiển không đối đất.

AGM-62-tiếng Anh là một loại bom lượn điều khiển qua tivi, Walleye TV-guided glide bomb. Đây là đạn có điều khiển không dối đất rất tốt, rẻ, mạnh và chính xác. GLB Des

AGM-130AGM-158 JASSM là những bom lai, chúng có thể có một động cơ nhỏ, có thể không, lượn là chủ yếu, những đạn này phát triển tiếp theo để tăng khả năng đánh mục tiêu di động. Quả bom GBU-43/B "Mother of All Bombs" (mẹ của tất cả bom) cũng là bom lượn.

Bom lượn có thể được điều khiển bằng định vị toàn cầu GLONASS, GPS, radar, laser, hồng ngoại, Tivi, nhận dạng... hay các phương pháp khác. Bom lượn dùng các cánh điều khiển tương tác với không khí hoặc lái lực đẩy động cơ để thay đổi hướng bay. Nguồn cung cho hệ thống điện tử thường là pin nhưng cũng có khi là các máy phát điện chạy gió. Nhiều loại bom lượn dễ dàng lập trình lại gần như tức thời khi chuẩn bị chiến đấu hay chiến đấu để thay đổi các tham số dẫn đường, trọng tải, cách phát nổ.

So với các đạn có điều khiển khác, bom lượn có tỷ lệ thuốc nổ hiệu dựng cao. Ví dụ, tỷ lệ thuốc nổ hiệu dụng cửa bom lượn đạt trên 50%, đến 70%-80%. Trong khi đó, đạn được đẩy bằng tên lửa chỉ đạt tối đa 1/4 (không đối đất) hoặc thấp hơn nữa. Walleye I MK 1 MOD 0 (AGM-62A) nặng 510 kg mang 374 kg trái phá. Nhược điểm của bom lượn là phải xuất phát từ trên cao, tốc độ lớn. Vì vậy, bom lượn được dùng rất phổ biến trong máy bay. Nó chỉ đắt hơn bom không điều khiển một chút nhưng rất chính xác. Một nhược điểm nữa của bom lượn là nó không có vỏ dày nặng và tốc độ chậm, khó tránh đỡ các vũ khí đối không.